Câu hỏi:
Kính gửi : Tổng
Cục Thuế
Công ty tôi rất
mong quí Tổng cục tư vấn trả lời giúp như sau:
Công ty tôi Là
Công ty TNHH có 2 thành viên góp vốn đã góp đủ vốn. Công ty tôi chuyên về kinh
doanh thương mại và không liên kết với bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào bên
ngoài.
Nay Theo nghị
định Số: 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT. Tại điều 5 mục g có viết: “g) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu
sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc
một trong các mối quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, ông nội,
bà nội, cháu nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ngoại, cô, chú, bác, cậu, dì ruột
và cháu ruột; Và tại Điều 8 mục 3 có viết : “3.Tổng chi phí lãi vay phát sinh
trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế.”.
Theo nội dung
trên của nghị định Số: 20/2017/NĐ-CP Tôi muốn hỏi quí Bộ Tài chính đối với Công
ty tôi như sau:
1. Công ty tôi
vay vốn cá nhân của Ông Nguyễn Văn A không làm ở Công ty tôi và không có bất cứ
quan hệ trực hệ nào như mục g điều 5 trên đây với các cá nhân chịu sự kiểm soát
về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh của Công ty.
2. Việc xác định lãi vay được trừ khi xác định
thuế TNDN trả cho Anh Nguyễn Văn A Công ty có phải áp theo mục 3 điều 8 của
thông tư 20//2017CP không? Hay toàn bộ lãi vay Công ty trả cho Ông Nguyễn Văn A
đều được trừ khi xác định thuế TNDN.
Rất mong Quí Tổng
Cục sớm tạo điều kiện giải thích giúp và gửi qua email huongthuyhtt@gmail.com để
Công ty thực hiện đúng luật định.
Trân trọng cảm
ơn./
Trả lời:
- Căn cứ Nghị định
20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với
doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
+Tại Khoản 3 Điều
4 hướng dẫn về giải thích từ ngữ như sau:
“3. “Giao dịch
liên kết” là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá
trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn,
cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch
vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính
khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển
nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực
như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên
liên kết.”
+ Tại Điều 5 quy
định về các bên có quan hệ liên kết như sau:
“1. Các bên có
quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ
thuộc một trong các trường hợp:
a) Một bên tham
gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư
vào bên kia;
b) Các bên trực
tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một
bên khác.
2. Các bên liên
kết tại khoản 1 Điều này được quy định cụ thể như sau:…”
- Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày
22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã
được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1
Thông tư số 151/2014/TT-BTC) quy định:
“ Điều 6.Các khoản chi được trừ và
không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các
khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ
mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực
tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có
đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu
có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên
(giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không
dùng tiền mặt...
2. Các khoản chi
không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:…
2.17. Phần chi
phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức
tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
2.18. Chi trả
lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn
đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh
nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi
tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá
trị công trình đầu tư.
Trường hợp doanh
nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi
tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi
phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
…”
Căn cứ quy định nêu trên, Cục Thuế TP Hà Nội
trả lời Độc giả theo nguyên tắc như sau:
Trường hợp Công
ty của Độc giả và Ông Nguyễn Văn A là các bên không có mối quan hệ thuộc một
trong các trường hợp được quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2017/NĐ-CP nêu trên
thì giao dịch vay vốn giữa Công ty và ông Nguyễn Văn A không thuộc phạm vi điều
chỉnh của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
Khoản chi phí
lãi vay đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu
trên thì được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
TNDN.
Trong quá trình
thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị Độc giả liên hệ với Cơ quan thuế quản lý trực
tiếp Công ty (gửi kèm hồ sơ liên quan) để được xem xét, hướng dẫn.
Câu hỏi và trả lời
được trích từ: “Website của Bộ Tài chính - https://www.mof.gov.vn/”.