Cục Thuế tỉnh Đồng
Nai nhận được văn bản số 02012020/KTEHV ngày 17/01/2020 của Công ty TNHH
Elentec HCM Vina (sau đây gọi là Công ty) về việc lập bảng kê đính kèm hóa đơn
điện tử. về vấn đề này, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai có ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 4 Nghị
định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử
khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có hiệu lực từ ngày 01/11/2018 như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn
điện tử
1. Khi bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 6
Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa
đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng
chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy
định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp
dịch vụ.
Căn cứ Khoản 3, Điều
35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định hiệu lực
thi hành:
“3. Trong thời gian
từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số
51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm
2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn
hiệu lực thi hành.”.
Căn cứ Khoản 1, Điều
3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính quy định hóa đơn
điện tử
1. Hoá đơn điện tử là
tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được
khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử....”.
Căn cứ Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC
của Bộ Tài chính quy định nội dung của hoá đơn điện tử:
“1. Hóa đơn điện tử phải có các nội dung sau:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, sổ
thứ tự hóa đơn;
b) Tên, địa chỉ, mã sô thuế của
người bán;
d) Tên hàng hóa, dịch
vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và
bằng chữ.
g) Các nội dung quy định từ điểm b đến điểm d khoản 1 Điều này phải phản
ánh đúng tính chất, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, xác định được nội dung
hoạt động kinh tế phát sinh, số tiền thu được, xác định được người mua hàng (hoặc
người nộp tiền, người thụ hưởng dịch vụ...), người bán hàng (hoặc người cung
cấp dịch vụ...), tên hàng hóa dịch vụ - hoặc nội dung thu tiền.”.
Căn cứ Điểm b, Khoản
2, Điều 11 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính quy định
lưu trữ, hủy và tiêu hủy hóa đơn điện tử
“2. Hóa đơn điện tử
đã lập được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu và phải thoả mãn các điều kiện
sau:
b) Nội dung của hoá
đơn điện tử được lưu trữ trong chính khuôn dạng mà nó được khởi tạo, gửi, nhận
hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện chính xác nội dung hoá đơn điện tử
đó;”.
Căn cứ hướng dẫn nêu
trên và nội dung văn bản hỏi số 02012020/KTEHV ngay 17/01/2020 của Công ty:
Trường hợp Công ty
nhận hóa đơn điện tử từ người bán khi mua hàng hóa, dịch vụ đính kèm bảng kê
thì hóa đơn điện tử đính kèm bảng kê nêu trên là không phù hợp quy định tại
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ và Điểm b, Khoản 2,
Điều 11 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính.
Trường hợp người bán
lập hóa đơn điện tử gửi Công ty khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì hóa đơn
điện tử phải đáp ứng đầy đủ các nội dung theo quy định tại Khoản 1, Điều 3
& Điểm b, Khoản 2, Điều 11 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ
Tài chính và Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ (ngày
tháng năm lập hóa đơn điện tử và ngày tháng năm ký chữ ký số, chữ ký điện tử
gắn dấu thời gian là phải cùng một ngày). Theo đó, hóa đơn điện tử bản chất là
tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được
khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử, số dòng
có thể tăng lên tùy theo số lượng hàng hóa, sản phẩm có trên hóa đơn.
Cục Thuế tỉnh Đồng
Nai thông báo để Công ty biết và thực hiện đúng quy định tại các văn bản quy
phạm pháp luật./.
Xem file gốc: